Ian Brodie Rated 3 / 5 based on 5 reviews

Lược sử bộ sưu tập đồng hồ Rolex Sea-Dweller

0
comments
1 năm trước

Sea-Dweller không phải là dòng đồng hồ được biết nhiều nhất của Rolex. Tuy nhiên, khi đề cập đến những chiếc đồng hồ có khả năng lặn tốt nhất, chắc chắn Rolex Sea-Dweller sẽ được xướng trên bảng vàng.

Trên thực tế, Sea-Dweller không phải là dòng đồng hồ được biết nhiều nhất của thương hiệu Rolex. Nếu xét về mức độ nổi tiếng, Sea-Dweller còn đứng sau Datejust, Day-Date và tất nhiên là cả những chiếc Submariner. Tuy nhiên, khi đề cập đến những chiếc đồng hồ có khả năng lặn tốt nhất, chắc chắn những chiếc đồng Rolex Sea-Dweller lại luôn được xướng trên bảng vàng.

1

Rolex luôn đưa ra những chiếc đồng hồ nhắm đến một đối tượng cố định và đặc biệt trên thị trường, và đó cũng là lí do mà Rolex tung ra thị trường chiếc Sea-Dweller đầu tiên vào khoảng hơn 50 năm trước, tập trung vào phân khúc đặc biệt: Những chiếc đồng hồ lặn sâu, hơn hẳn chiếc Submariner ra đời từ năm 1954 

Để tìm hiểu sâu và rõ hơn về những chiếc đồng hồ Rolex Sea-Dweller, có lẽ ta nên lướt qua một vòng lịch sử của Rolex và những chiếc đồng hồ lặn.

Rõ ràng, Rolex không phải là thương hiệu đầu tiên sản xuất những chiếc đồng hồ lặn, nhưng Rolex lại thành công khi chứng minh được: những chiếc Submariner huyền thoại chính là người bạn đồng hành với những người thợ lặn chuyên nghiệp lúc bấy giờ. Kéo theo đó, những chiếc đồng hồ lặn đến từ thương hiệu Rolex sau đó đều tuân theo tiêu chuẩn ISO 6425 một cách nghiêm ngặt.

Những chiếc đồng hồ Rolex Sumariner khi ra đời vốn được những thợ lặn trong đoàn thám hiểm SeaLab rất yêu thích và tin tưởng khi đem xuống đáy biển. Nhưng sau mỗi lần lặn, những người thợ đều nhận ra một vấn đề khá nan giải: lớp kính thủy tinh thường luôn bị nứt. Đó chính là lí do mà Rolex quyết định nghiên cứu và phát triển một dòng đồng hồ dành cho những chuyến lặn thực thụ.

2

Chiếc Submariner chống nước ở độ sâu 200m - như vậy là không hề đủ, khiến Rolex có ý tưởng phát triển một mẫu đồng hồ lặn chuyên nghiệp hơn - Sea-Dweller vào cuối những năm 1960 

Có vẻ những chuyến lặn sâu và lâu dưới lòng nước đã đem về một kết quả: khi lặn sâu dưới mực nước, khí heli sẽ xâm nhập vào trong chiếc đồng hồ, tạo ra áp xuất rất lớn, phá hủy bộ máy, và kết quả làm vỡ mặt kính thủy tinh. Để giải quyết được vấn đề trên, một van thoát khí heli bên cạnh sườn là chi tiết bắt buộc phải có trong thiết kế của đồng hồ Sea-Dweller.

Sự cải tiến này của thương hiệu đồng hồ Rolex đã được cấp bằng sáng chế CH492246 của Thụy Sỹ. Bằng việc giải thoát khí heli vốn bị tích tụ khi lặn sau, vấn đề vỡ kính đã được giải quyết. Rolex Sea-Dweller bắt đầu hành trình dài của mình trong giới đồng hồ lặn từ năm 1967 với nhiều cải tiến hơn, khả năng lặn ngày càng tốt hơn.

Hãy cùng Từ điển đồng hồ điểm qua 50 năm lịch sử của Rolex Sea-Dweller nhé!

Chiếc đồng hồ Rolex Sea-Dweller mã hiệu 1665 – Double Red (1967 – 1977)

Mẫu Sea-Dweller được sản xuất đầu tiên mang số hiệu 1665, tạm gọi là Double Red Sea-Dweller (DRSD). Sở dĩ có tên như vậy vì trên mặt số của mẫu đồng hồ được sản xuất trong giai đoạn 1967 – 1977 này có 2 dòng chữ màu đỏ, khác hẳn với những chữ trắng còn lại. Tuy nhiên, vẫn có một số lượng chiếc Sea-Dweller nguyên mẫu xuất hiện chỉ với 1 dòng chữ màu đỏ – những chiếc được gọi là “Single Red” Sea Dweller.

Có một điểm khá thú vị, trong những chiếc Rolex Sea-Dweller thử nghiệm, van thoát khí heli không phải là đặc trưng nổi bật. Phải đến mẫu đồng hồ chính thức, van thoát khí heli mới trở thành dấu hiệu nhận biết những "Đứa con của biển".

Nếu đặt cạnh những chiếc Submariner trong thời điểm đó, việc phân biệt những chiếc DRSD khá dễ, bởi những chiếc Sea-Dweller có đường kính 40mm bằng thép và một van thoát khí heli ở cạnh trái của lớp vỏ. Hơn nữa, ô cửa sổ tại báo ngày tại vị trí 3 giờ không sử dụng kính cyclops, bởi kính cyclops lúc đó không thể chịu được áp suất trong độ sâu lớn. Đi kèm với những chiếc Sea-Dweller đầu tiên là một vòm bảo vệ mặt số bằng tinh thể thủy tinh khá là dày.

170819-rolex-1665_single-red-koblick

 Chiếc Rolex Sea-Dweller "Single Red" nguyên mẫu đầu tiên, với khả năng chống nước 500m, hiện nay chỉ xuất hiện tại các phiên đấu giá

Ngay trong dòng Sea-Dweller, Rolex đã cho sản xuất nhiều phiên bản khác hơn và được phân biệt nhờ dòng chữ màu đỏ được thiết kế. Những phiên bản này được phân thành Mark 1 đến Mark 4 và Mark 5, 6, 7 trong khoảng thời gian sau. Cụ thể những chiếc Sea-Dweller Mark 1 và Mark 2 sẽ có giá trị cao hơn những chiếc Mark 4. Còn những chiếc Single Red Sea-Dweller chỉ xuất hiện trong những phiên đấu giá, với mức giá có thể lên tới 1 triệu USD.

Chiếc đồng hồ Rolex Sea-Dweller mã hiệu 1665 – Great White (1977 – 1983)

Được sản xuất ở ngay thời điểm kế tiếp là chiếc đồng hồ Rolex Sea-Dweller 1665. Những dòng chữ màu đỏ đã được thay thành màu trắng, mà ta có thể gọi nó với cái tên “Great White”.

Có 1 điểm khác biệt rõ nhất giữa những chiếc Mark 0 và nhóm Mark 1, 2, 3, 4: Mẫu đồng hồ Mark 2 được các nhà sưu tập đồng hồ yêu thích vì sự sắp xếp đặc biệt của dòng chữ “Chronometer” – cụ thể là sự sắp đặt của những từ trên 2 dòng "Superative Chronometer - Officially Certified" được mô tả giống một cái đường ray (“rail”) – chi tiết có nhiều điểm tương đồng với mặt số Comex của Rolex.

rail1665pisani3_med_hr

Rail Dial là mặt số có chi tiết chữ "C" của từ Chronometer thẳng đứng với chữ "C" của từ Certified 

Khác ở màu sắc 2 dòng chữ nhỏ, giữa 2 mẫu “Great White” và DRSD có khá nhiều điểm tương đồng. Có thể liệt kê như là: Rolex đã giữ lại mã hiệu 1665, vẫn khả năng chống nước ở 610 mét, cùng bộ bỏ đặc trưng, hay đó còn là một lớp mặt kính bằng tinh thể thủy tinh siêu dày – một đặc điểm chỉ xuất hiện trong những chiếc đồng hồ thời gian đầu.

Chiếc Rolex Sea-Dweller mã hiệu 16660 – Triple Six (1978 – 1989)

Những chiếc đồng hồ rolex 16660 được sản xuất 1978 đến 1989, đây mà mẫu Sea-Dweller mở đầu cho những chiếc Sea-Dweller được thiết kế theo kiểu dáng hiện đại, khác hẳn với 2 mẫu trước đó.

Có thể điểm danh vài đặc điểm của mẫu Rolex Sea-Dweller 16660 như: được trang bị một vòm kính bảo vệ từ tinh thể sapphire, một bộ vỏ khung lớn hơn, nâng cao khả năng chống nước lên tới 1,220 mét (gấp đôi khả năng chống nước của những chiếc đồng hồ giai đoạn trước).

Mặt đĩa chỉ ngày trong phiên bản 16660 có màu trắng chứ không còn là màu bạc. Vành Bezel chỉ có thể quay theo 1 chiều mà không phải 2 chiều. Van thoát khí heli đã được tăng kích thước. Cũng trong mẫu 16660, năng lượng được cung cấp bởi bộ máy 3035, có tần số nhanh hơn bộ máy 1575 đã từng được sử dụng.

ban mo 1660

Lần đầu tiên tinh thể sapphire được đưa vào sử dụng trong chiếc Sea-Dweller 

Riêng mẫu đồng hồ rolex 16660 lại được phân thành 2 loại khác nhau. Loại thứ nhất xuất hiện sớm hơn với một mặt số được làm mờ với những chỉ số được sơn màu, loại thứ 2 được sản xuất ở thời gian sau với một mặt số bóng và những chỉ số được bao quanh bằng bằng vàng trắng.

Có thể tạm coi những chiếc 16660 với mặt kính sapphire và mặt số bóng bẩy là phiên bản hiện đại của những chiếc Sea-Dweller, còn những chiếc xuất hiện với mặt số mờ lại là một chiếc đồng hồ có vẻ đẹp chuyển giao giữa hoài cổ và hiện đại vừa phải.

Nếu phải xếp giá ở ngoài thị trường hiện nay, những chiếc Rolex 16660 mặt số mờ chỉ đứng sau những chiếc Rolex 1665 – Great White.

16610 - ban bong

 Phiên bản 16660 sản xuất ở thời điểm sau, mang một vẻ đẹp hiện đại hơn

Chiếc đồng hồ Rolex Sea-Dweller mã hiệu 16600 (1989 – 2009)

Được bắt đầu sản xuất từ năm 1989, những chiếc Rolex Sea-Dweller 16600 thừa kế khá nhiều ưu điểm từ người anh trước đó, như là: một lớp kính từ tinh thể sapphire và khả năng chống nước ở độ sâu 1,220 mét.

Những chiếc 16600 được sản xuất đến năm 2009 thì ngừng. Trong vòng 20 năm đó, những chất liệu phát quang Luminova hay Super-LumiNova được sử dụng cho các chi tiết quan trọng như cọc số và bộ kim.

Về bộ máy được sử dụng trong mẫu 16600 là Caliber 3135 – vốn là phiên bản cải tiến của Caliber 3035. Với bộ máy 3135, những chiếc 16600 có khả năng dự trữ năng lượng lâu hơn và có một cầu nối thăng bằng hoàn thiện.

Rolex-Sea-Dweller-16600-Black-front

Rolex Sea-Dweller 16600 xuất hiện lâu nhất trong catalog của Rolex, trong vòng 20 năm 

Chiếc đồng hồ Deepsea mã hiệu 116660 (2008 đến nay)

Mang một tên gọi khác, nhưng vẫn thuộc dòng Sea-Dweller, chiếc Deepsea được giới thiệu vào năm 2008 đã đưa dòng đồng hồ Sea-Dweller lên một tầm cao mới: khả năng chống nước ấn tượng – 3,990 mét.

Để đạt được khả năng lặn sâu như vậy, những chiếc Deepsea 116660 buộc phải trang bị một lớp kính tinh thể sapphire có độ dày 5mm đi kèm một hệ thống Ringlock dễ nhận thấy ngay trên mặt số. Hay phải kể đến một vành bezel bằng gốm cerachrom, chất phát quang Chromalight.

deepsea sua

 Thiết kế có bộ vỏ khung 44mm và mặt sau bằng titanium, giảm cân nặng của chiếc đồng

Đặc biệt, vào năm 2014, chiếc Deepsea 116660, với tên D-Blue đã được Rolex sản xuất riêng để nhắc nhớ đến đoàn thám hiểm của đạo diễn James Cameron khi ông đã chinh phục được rãnh đại dương sâu nhất thế giới - Mariana vào năm 2012.

Phiên bản D-Blue được xem là phiên bản đồng hồ mà Rolex chưa từng làm trước đó. D-Blue xuất hiện với một mặt số màu xanh sẫm dần. Có thể đường kính 44mm đã là không nhỏ, vậy mà chiếc Deepsea được sử dụng trên con tàu của đạo diễn James Cameron lại có đường kính lên đến 51mm, có thể xuống sâu tới 10,908 mét.

Chiếc đồng hồ Rolex Sea Dweller mã hiệu 116600 (2014 - 2017)

Sau 5 năm vắng bóng, Rolex tiếp tục sản xuất những chiếc Sea-Dweller vào năm 2014, đánh dấu bằng số hiệu 116600. Những chiếc Sea-Dweller đã được trang bị một vành bezel bằng gốm cerachrom thay vì chất liệu nhôm như những chiếc 16600.

Vỏ khung đã trở về với kích thước nhỏ hơn – 40mm và càng nối dây mỏng hơn so những chiếc Submariner cùng thời điểm. Đi kèm là nhiều chi tiết mang hơi hướng cổ điển như là một mặt số siêu lớn (maxi dial), dấu chỉ phút trên vành bezel đã được tăng kích cỡ. Hay đó còn là cơ chế Glidelock trên khóa gập và chất phát quang Chromalight xanh nước biển.

Những chiếc Rolex Sea-Dweller 116600 chỉ được sản xuất từ năm 2014 đến năm 2017. Rõ ràng, những chiếc Sea-Dweller luôn có mức giá thấp hơn chiếc Submariner cùng thời điểm. Thậm chí, chúng còn được gọi với cái tên là “Submariner không có kính cyclops”. Nhưng sau khi nhà sản xuất tuyên bố họ sẽ ngừng sản xuất Sea-Dweller 116600 tại Baselworld diễn ra đầu năm nay, thì giá của những chiếc 116600 đã tăng vọt.

11660 seadweller

Mẫu Sea-Dweller 116600 đã được Rolex tuyên bố ngưng sản xuất tại Baseworld 2017

Chiếc đồng hồ Sea-Dweller 126600 (2017 đến nay)

Thay thế cho mẫu 116600, trong năm 2017, thương hiệu Rolex đã giới thiệu mẫu mới được đánh dấu bằng con số 126600. Trong thiết kế này, Rolex đã đem kính cyclops vào trong thiết kế Sea-Dweller trong vị trí ô cửa báo ngày tại vị trí truyền thống 3 giờ. Bộ vỏ khung đã được tăng lên 43mm, kèm theo càng nối dây cũng được tăng lên 22mm.

Bộ máy 3235 đã thay thế bộ máy 3135, cho phép tăng khả năng dự trữ năng lượng, khả năng kháng từ cao hơn và tính chính xác cũng ở một đẳng cấp khác. Mọi thứ đều được cải thiện đáng kể trong bộ máy này.

Rõ ràng, mẫu mới nhất này đã thay đổi đáng kế với thiết kế của những chiếc Sea-Dweller nguyên mẫu. Đây được xem là bước chuyển động chiến lược của Rolex để đưa Sea-Dweller đứng vững trên đấu trường đồng hồ thế giới.

moi nhat

 Chiếc 126600 có dòng chữ màu đỏ, gợi nhớ lại những chiếc Sea-Dweller đầu tiên

Và chắc hẳn, trong tương lai, một mẫu Sea-Dweller sẽ được Rolex phát triển thêm nữa, bạn có ngóng chờ không?

XEM THÊM


loading